Ở các nước châu Âu, các cô dâu luôn tin rằng mưa là giọt nước mắt xúc động khi ông Trời chúc phúc cho tình yêu của mình, đám cưới trong một ngày mưa chính là điểm chỉ một gia đình con cháu đầy đàn, vì mưa tượng trưng cho sự đâm chồi nẩy lộc...
Từ khi con người biết đến những phong tục tập quán, và sự quan trọng của ngày cưới, thì những truyền thuyết về đám cưới đã xuất hiện, không chỉ gói gọn trong một phạm vi một nước mà còn lan ra cả khu vực. Các dân tộc châu Á có những niềm tin riêng, các nước châu Âu cũng vậy, họ cũng có những truyền thuyết ngày cưới cho riêng mình.
Theo thời gian, những tập tục hay điều kiêng kị ấy đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ, và trở thành niềm tin gần như bất di bất dịch trong ngày cưới. Những niềm tin được lý giải theo nhiều cách khác nhau, tùy theo văn hóa vùng miền và quốc gia, trong khu vực châu Âu, nhưng về căn bản chúng đều xuất phát từ 4 truyền thuyết thú vị và phổ biến châu Âu sau đây:
1. Mưa vào ngày cưới!
Mưa luôn mang đến những bất tiện cho ngày cưới. Ở các nước châu Âu, các cô dâu tin rằng mưa là giọt nước mắt xúc động khi ông Trời chúc phúc cho tình yêu của mình, đám cưới trong một ngày mưa chính là điểm chỉ một gia đình con cháu đầy đàn, vì mưa tượng trưng cho sự đâm chồi nẩy lộc.
Giới trẻ châu Âu ngày nay còn có thể biến những điều bất tiện thường gặp trong ngày mưa thành những khoảnh khắc rất riêng và đáng nhớ cho ngày vui của mình hay cho những bức hình cưới độc chiêu như bạn có thể thấy dưới đây:
Giới trẻ châu Âu ngày nay còn có thể biến những điều bất tiện thường gặp trong ngày mưa thành những khoảnh khắc rất riêng và đáng nhớ cho ngày vui của mình hay cho những bức hình cưới độc chiêu như bạn có thể thấy dưới đây:
2. Trên đường đến nhà thờ!
Các quốc gia châu Âu, người ta thường cho rằng cô dâu sẽ gặp may mắn nếu trên đường đi đến nhà thờ nhìn thấy chim bồ câu, nhện, cừu hoặc một chú mèo đen. Nhiều cô dâu còn tin rằng vận may sẽ tìm đến mình nếu họ vô tình nhìn thấy một anh cảnh sát, một bác sỹ hoặc một người đàn ông mù trên phố khi đi đến nhà thờ. Chú rể có thể tặng 1 đồng tiền cho người đầu tiên anh ta nhìn thấy khi đến nhà thờ để kêu gọi vận may đến với cuộc sống hôn nhân của anh ta sau này.
Xem Thêm:
- Đoán khả năng làm chuyện ấy của nàng qua bàn tay
- Những cách thử thai kỳ lạ của phụ nữ thời xa xưa
- Tiên tri dự đoán về bệnh thế kỷ Ebola của Vanga 2014
3. Đeo trang sức ngọc trai vào ngày cưới!
Tại các nước châu Âu, đây vẫn còn là một trong những truyền thuyết lâu đời nhất, có sức ảnh hướng lớn, nhưng lại tồn tại nhiều quan điểm trái ngược nhau. Nhiều người tin vào điềm xấu cho rằng ngọc trai là biểu tượng của giọt nước mắt, không tốt cho ngày cưới. Nhóm còn lại tin rằng ngọc trai là giọt nước mắt mừng vui.
Đây là điểm tương tự của việc nhìn nhận về mưa trong ngày cưới. Giới trẻ ngày nay, với những ai đam mê vẻ đẹp lung linh tròn trịa và ánh bạc hào nhoáng của ngọc trai, nhưng lại ngại những điều kiêng kị trong truyền thống đã tìm ra giải pháp cho mình bằng cách kết hợp trang sức ngọc trai với nhiều loại trang sức khác, vừa có được cảm giác sang trọng, lại vừa thoát ra khỏi điều kỵ.
Đây là điểm tương tự của việc nhìn nhận về mưa trong ngày cưới. Giới trẻ ngày nay, với những ai đam mê vẻ đẹp lung linh tròn trịa và ánh bạc hào nhoáng của ngọc trai, nhưng lại ngại những điều kiêng kị trong truyền thống đã tìm ra giải pháp cho mình bằng cách kết hợp trang sức ngọc trai với nhiều loại trang sức khác, vừa có được cảm giác sang trọng, lại vừa thoát ra khỏi điều kỵ.
4. Ký tên với họ chồng trước ngày cưới:
Nhiều người tại các nước châu Âu luôn tin rằng chuyện gì khi chưa đến thì đừng làm trái quy luật của số phận, nói nôm na là “nói trước bước không qua!”: ví dụ bạn đừng ký tên mà dùng họ chồng của mình trước khi hai bạn kết hôn xong, cũng như cô dâu không nên mặc một bộ đồ cưới hoàn chỉnh vào người trước ngày làm lễ kết hôn.
Truyền thuyết luôn có giá trị của riêng nó, dù cho xã hội có phát triển hoặc tiên tiến đến đâu. Giới trẻ châu Âu ngày nay luôn tôn trọng truyền thống và những quan niệm xưa cũ này, nhưng họ lại không tin một cách mù quáng vào chúng, mà luôn tìm cách để “cải biên”, tìm cách để truyền thống hòa quyện vào không khí hiện đại, trên cơ sở niềm tin, sở thích và ước nguyện chung của cả hai người trong ngày cưới. Đó mới chính là cách đúng để truyền thuyết sống mãi (và bị lãng quên) cùng thời gian.
Không có nhận xét nào: