Ở những bài viết trước (Phunudep) đã hướng dẫn các bạn về những bài thuốc dân gian đơn giản mà rất hiệu quả vẫn được áp dụng cho tới ngày nay, bạn chưa đọc có thể đọc thêm:
- 3 Bài thuốc chữa "Viêm phế quản" bạn cần biết
- Hướng dẫn 3 cách chữa tiêu đờm bằng hành tây
- Trị viêm mũi khỏi hẵn nhờ tỏi
- Chữa viêm họng bằng tỏi nướng cực hiệu quả
Biểu hiện: Sốt, ho sợ rét, không có mồ hôi, ho nặng tiếng, cổ có đờm, khó thở, cánh mũi phập phồng, miệng không khát, ăn kém, rêu lưỡi trắng).
Vỏ cam tươi: 20g, rửa sạch, lấy phần vỏ phía ngoài và một ít thịt trắng.
Tía tô tươi: 20g, rửa sạch.
Gừng tươi: 05g để nguyên vỏ rửa sạch đập dập.
Tất cả đun với 400ml nước còn 150ml. Uống khi còn ấm.
Đây là liều cho trẻ 3 tuổi. Ngày dùng 2 lần sau ăn sáng, tối.
Trẻ dưới 1 tuổi dùng mỗi tháng tuổi 1 thìa cafe, trẻ trên 1 tuổi dùng 30-50ml.
Trẻ trên 2 tuổi dùng 100ml.
Bài thuốc dùng trong 3 - 5 ngày tùy mức độ tiến triển của bệnh.
Lưu ý: Trong trường hợp trẻ vẫn sốt cao, hơi thở trên 60 lần với trẻ dưới 6 tháng tuổi, trên 50 lần với trẻ dưới 1 tuổi và trên 40 lần với trẻ trên 1 tuổi thì nên cho đi viện để xử lý cấp tính.
Theo Đông Y: Vỏ cam/quýt/quất có vị đắng, cay, tính ấm tác dụng vào tỳ (lá lách), phế (phổi). Tác dụng tiêu đờm trị ho.
Tía tô vị cay, tính ấm, cũng tác dụng vào tỳ (lá lách), phế (phổi). Có tác dụng phát tán phong hàn (khí lạnh; trị cảm lạnh), tiêu đờm trị ho.
Gừng vị cay tính nóng tác dụng vào tỳ (lá lách), phế (phổi), vị (dạ dày). Có tác dụng phát tán phong hàn (khí lạnh; trị cảm lạnh), tiêu đờm trị ho.
Trong trường hợp trẻ bị nặng hơn, viêm phổi lâu ngày chuyển sang thể phế hư sắc mặt trắng bệch, khó thở, trán có mồ hôi, hai mắt không có thần, người gầy còm, chân lạnh, đại tiện lỏng) thì có thể cho thêm lá hẹ vào bài thuốc: Lá hẹ 10g. Lá hẹ vị cay ngọt, tính ấm có tác dụng điều hòa khí huyết, trị đờm kéo gây suyễn (thở co vai; đầu gật gù)
Không có nhận xét nào: