Vào thời điểm giao mùa, trẻ em thường gặp các vấn đè về sức khoẻ. Trẻ dễ mắc bệnh hơn ngưòi lớn do hệ thống miễn dịch còn kém và thể chất phát triển chưa đầy đủ.
Các bệnh đường hô hấp, tiêu chảy
Khi thời tiết chuyển mùa, trẻ thường bị cảm, ho thông, đặc biệt có thể trẻ bị bệnh viêm tiểu phế quản - một bệnh nặng và rất nặng. Theo thống kê cho thấy, bệnh đường hô hấp hay gặp nhất ở trẻ vào mùa đông - xuân là viêm mũi, họng, viêm VA (Vegetation Adenoide), viêm amidan, viêm xoang.
Ngoài ra do thay đổi thời tiết, trẻ cũng dễ bị bệnh tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy có thể là tiêu chảy thường và cũng có thể là tiêu chảy cấp. Bệnh tiêu chảy có thể do vi khuẩn, do ngộ độc thức ăn, do ký sinh trùng hoặc do Rotavirus. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, bệnh dễ gây thành dịch
Xem thêm:
Ngoài ra, vào các thời điểm thời tiết nhạy cảm, số bệnh về da của trẻ cũng dễ xuất hiện, tái phát như bệnh chàm (eczema), bệnh mề đay... Với bệnh chàm, thời tiết càng lạnh càng xuất hiện nhiều và tái phát, gây ngứa, trẻ hay quấy khóc và gãi chảy máu, rất dễ nhiễm khuẩn. Bệnh mề đay gây ngứa dữ dội, trẻ quấy khóc nhiều, đôi khi gây tiêu chảy do mề đay xuất hiện ở niêm mạc ruột gây kích thích tăng nhu động ruột.Phụ huynh cần chú ý thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu mắc bệnh hô hấp như sốt cao, thở gấp, bỏ bú kéo dài thì cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và có hướng xử trí kịp thời, tránh tự ý điều trị. Đặc biệt, phụ huynh cần cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, đi khám đều đặc và duy trì chế độ sinh hoạt cho trẻ hợp lý, khoa học.
Đối với trẻ bị bệnh về đường hô hấp. Mỗi lần tắm rửa cho trẻ, cần chuẩn bị nước ấm, khăn khô, sạch, quần áo cho trẻ sau khi tắm, có thể bật lò sưởi hoặc điều hoà ấm. Cần tắm, rửa cho trẻ ở buồng không có gió lùa, tắm nhanh.
Phụ huynh chú ý lau mồ hôi khi trẻ nóng và mặc ấm cho trẻ khi trời lạnh. Luôn luôn mặc quần áo ấm và có khăn quàng cổ. Khi ra khỏi nhà, cần mặc cho trẻ ấm hơn, có găng tay, bít tất, khẩu trang, đầu đội mũ ấm, tránh không cho không khí lạnh tác động vào mũi, họng, vùng da hở không có quần áo che kín. Khi trời lạnh, cần chú ý đắp chăn cho trẻ vào ban đêm. Nên nhỏ mắt, mũi hằng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý (có bán ở các quầy thuốc).
Khi trẻ bị tiêu chảy, cần cho trẻ đi khám bệnh để xác định nguyên nhân gây tiêu chảy và có chỉ định điều trị thích hợp, không được tự ý cho trẻ uống thuốc cầm, sẽ rất nguy hiểm. Thông thường, trẻ tiêu chảy dù là nguyên nhân gì cũng cần được bù nước và chất điện giải tại gia đình bằng cách cho trẻ uống dung dịch orezol. Việc pha dung dịch orezol cũng cần tuân thủ đúng quy cách, nếu không, mặc dù trẻ được uống orezol nhưng không có tác dụng bù nước và chất điện giải. Tuyệt đối không chia nhỏ gói orezol ra để pha, bởi vì trong mỗi một gói orezol người ta đã cân đủ số lượng muối cần thiết để đưa vào cơ thể, nếu chia nhỏ thì mỗi một phần orezol được pha sẽ không đủ các chất muối cần bù cho trẻ.
Phụ huynh cần chú ý cho trẻ ăn bổ sung các loại hoa quả nhiều vitamin C như cam, chanh, xoài để bổ sung dinh dưỡng để mau phục hồi sức khỏe.
Không có nhận xét nào: